top of page

Design Thinking in Business

drvietschool

Tư duy thiết kế - khái niệm không còn xa lạ với các ngành nghề khác nhau, đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến thiết kế sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp lớn trên khắp thế giới. Tư duy thiết kế mang đến những câu hỏi trăn trở cho các nhà quản trị trong kỷ nguyên số, đặc biệt trong kỷ nguyên mà hành vi người dùng thay đổi ngày càng đòi hỏi cao hơn thông qua những thông tin mà họ cập nhật liên tục qua Internet. Kỷ nguyên mà đối thủ cạnh tranh không ngừng cải tiến và cập nhật những công nghệ mới vào cải tiến sản phẩm, tiếp xúc khách hàng và tạo mối quan hệ với khách hàng thông qua các nền tảng số. Điều này đòi hỏi các sinh viên phải liên tục đổi mới sáng tạo từ tư duy đến hành động.

Tư duy thiết kế cung cấp những công cụ giá trị để giải quyết những vấn đề trên một cách tốt nhất. Đứng trên nền tảng lấy con người làm trung tâm, tư duy thiết kế giúp tổ chức/ doanh nghiệp khám phá và giải quyết những nỗi đau mà khách hàng đang vướng mắc, đồng thời cũng giúp cho quá trình làm việc của tổ chức ngày một gắn kết. Môn Tư duy thiết kế trong kinh doanh đã được khoa Quản trị, trường Kinh doanh UEH (COB) đưa vào chương trình đào tạo ba năm qua. Môn học mang lại cho học viên một sự thích thú, sự hào hứng, và cung cấp cho người học không chỉ kiến thức tuyệt vời mà còn các bài học trải nghiệm ý nghĩa và sâu sắc.



Bài giảng được giảng viên phụ trách chia thành bốn chương chính, đan xen linh hoạt giữa lý thuyết, bài tập và thực hành, đủ để người học vừa nắm được kiến thức, vừa hiểu sâu hơn bằng những ứng dụng thực tiễn. Tư duy thiết kế là một môn học không nặng về lý thuyết nhưng cần và luôn cần phải động não để hiểu hết được những giá trị mà nó mang lại. Nếu nắm được những kiến thức được truyền đạt trong quá trình học và tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, nó sẽ là hành trang vô cùng hữu ích của mỗi người ở bất kỳ môi trường học tập làm việc nào.

Tư duy thiết kế cung cấp cho người học những kiến thức thực tiễn về cách thức thấu hiểu khách hàng, và làm thế nào để đưa những mong muốn của khách hàng vào quy trình thiết kế sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Tất cả những kiến thức đó đều được gói gọn trong một quy trình với mục đích trả lời từng câu hỏi, giải quyết từng vấn đề xuất hiện, tiềm tàng ở từng giai đoạn, từ đó mang đến sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người dùng cuối cùng. Để làm được điều đó, môn học cần kết nối với những chuyên gia về R&D, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ở các doanh nghiệp.

Tương tự với đa số các môn học trong chương trình đào tạo của một sinh viên UEH, Tư duy thiết kế trong kinh doanh cũng kế thừa và tiếp nối kiến thức của những môn học đại cương và những học kỳ trước. Để biết cách đặt câu hỏi phỏng vấn sâu và đúng trọng tâm, sinh viên phải học tốt môn Phương pháp nghiên cứu. Để xử lý, mã hóa số liệu thu thập được, người học cần kiến thức của môn Thống kê trong kinh doanh; để biết sản thiết kế của mình có vi phạm bản quyền hay không, cần kiến thức môn Luật kinh doanh, và nhiều kiến thức đan xen của những môn học khác mà học viên cần nắm vững để tối ưu quá trình học tập môn học này như Quản trị chiến lược, mô hình kinh doanh.

Hình 3: Giai đoạn Empathize (Thấu hiểu khách hàng) – Phân tích, đánh giá các thương hiệu sữa chua đang có trên thị trường.






Hình 4. TS. Cao Quốc Việt hướng dẫn các học viên về cách mã hóa và phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu – giai đoạn Empathy trong Tư duy thiết kế


Giảng viên là người đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải kiến thức đến người học, môn học có thú vị, bài giảng có thu hút hay không phụ thuộc một phần lớn vào cách giảng dạy của Thầy Cô đứng lớp. Các giảng viên phụ trách môn Tư duy thiết kế ở khoa Quản trị là những con người đầy đam mê với nghiên cứu, nhiệt huyết với nghề và luôn khát khao học hỏi thêm nhiều tri thức mới.

Ở môn Tư duy thiết kế, người học sẽ không bao giờ cảm thấy không khí nặng nề và tẻ nhạt, thay vào đó là những tiết học rất tự do, khai phóng. Sau mỗi chương học đều có hoạt động nhóm về một chủ đề liên quan bài học, sinh viên sẽ không biết trước được buổi học tiếp theo sẽ được “trải nghiệm” những điều lý thú gì, nhưng chắc chắn sẽ luôn hứa hẹn.



Hình 5. Hoạt động nhóm thiết kế và tạo mẫu thử - mô hình nhà mẫu.







Hình 6. Sản phẩm mẫu thử mô hình nhà ở của Nhóm B

Ở những doanh nghiệp, công ty đa quốc gia, tư duy thiết kế từ lâu đã được áp dụng, đóng vai trò quan trọng trong quy trình thiết kế và vận hành của tổ chức. Với một sinh viên mới ra trường, được trang bị kiến thức về lĩnh vực này là một lợi thế lớn để hòa nhập và thể hiện được năng lực của mình trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tư duy thiết kế là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, không chỉ giúp thấu hiểu khách hàng của mình, tư duy thiết kế còn là cầu nối cho những hoạt động đội nhóm, công việc của các phòng ban trong quá trình tạo nên sản phẩm, dịch vụ. Với phương pháp lấy con người làm trung tâm, hoạt động của tư duy thiết kế sẽ xoay quanh, phân tích sâu hành vi, mong muốn của con người để giải quyết nỗi đau của họ một cách kịp thời và hiệu quả.

Trong các buổi học thực hành, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm đã đến giao lưu chia sẻ cùng các học viên cách thức một công ty đa quốc gia thiết kế một sản phẩm như thế nào để đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dùng.

Hình 7 minh họa các công đoạn thiết kế sản phẩm băng vệ sinh ở một công ty đa quốc gia lớn.

Hình 7: Chia sẻ của chuyên gia R&D về thiết kế sản phẩm


Hình 8: Các học viên vừa vui, vừa “mắc cỡ với sản phẩm băng vệ sinh do chính tay mình thiết kế



Bất kể ngành nghề nào cũng cần phải đảm bảo tư duy đi đôi với thiết kế, xem nó như một phần quan trọng không thể thiếu để góp phần vào sự phát triển và thành công của tổ chức. Khi mà thế giới ngày một phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao, một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu cứ duy trì mãi những sản phẩm đã lỗi thời và chính vì vậy, Design Thinking trở thành một công cụ gần như không thể thiếu giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện hơn so với mong muốn của người dùng. Hình 9 minh họa một thiết kế tai nghe từ giai đoạn vẽ phác thảo đến giai đoạn vẽ mẫu thử:


Lần đầu tiếp xúc với Design Thinking, người học luôn tò mò: bộ phận R&D mới cần đến công cụ này chứ một nhà Quản trị dùng đến Design Thinking để làm gì? Nhà Quản trị là người ra quyết định chứ đâu phải người tạo ra sản phẩm? Thật ra, nếu câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi rồi. Nhà Quản trị là những người cần hiểu đúng những gì mà những nhà thiết kế sản phẩm đang làm để có thể hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm và có những can thiệp kịp thời. Chính vì vậy, họ cần có Tư duy thiết kế mới có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, rút ngắn thời gian tiếp cận khách hàng, tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được những mục tiêu chiến lược của công ty một cách hiệu quả, năng suất. Hình 10 minh họa một nhãn chai hoàn chỉnh phải thông qua nhiều khâu thiết kế và phải được Nhà Quản trị duyệt lần cuối.

Hình 10: Mẫu thiết kế nhãn chai của Brand Kombucha


Chính vì những lý do đó, môn học đã giúp sinh viên có một cách tư duy sáng tạo hơn không chỉ trong việc tạo ra sản phẩm mà trong rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống khi cần phải thấu hiểu, cảm thông và giải quyết những nỗi đau của người khác. Những kiến thức và những trải nghiệm mà các giảng viên đã mang đến cho cho người học là những trải nghiệm quý giá. Hy vọng môn học này sẽ ngày được phổ biến rộng rãi hơn và sinh viên có thể tiếp cận môn học Tư duy thiết kế như một công cụ hữu ích để bản thân tự hoàn thiện, liên tục đổi mới chính mình trong tương lai.




12 views0 comments

Comments


bottom of page